Hỗ trợ trực tuyến
Đặt câu hỏiGiải đáp trực tuyến
Đặt lịch xét nghiệmĐặt lịch nhanh chóng
Tra Cứu kết quảTra cứu online
  • Hotline: 0896 108 108
  • Đăng Nhập
  • Đăng Ký
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
  • Giới thiệu
    • Giá trị cốt lõi
    • Giá trị khác biệt
    • Cam kết từ chúng tôi
    • Tổng đài Health Việt Nam
    • Đội ngũ nhân sự
    • Cơ sở vật chất
    • Đối tác
  • Tin tức & Sự kiện
    • Thông tin y tế
    • Hoạt động cộng đồng
    • Hoạt động đối ngoại
    • Tuyển dụng
    • Sự kiện
  • Tuyển dụng
    • Tuyển Bác sỹ, Nhân viên tư vấn
    • Tuyển Điều dưỡng viên
    • Tuyển Dược sỹ
    • Tuyển nhân viên Marketing
    • Tuyển nhân viên CSKH
  • Liên hệ
    • Trụ sở văn phòng
    • Phòng Nghiệp vụ xét nghiệm
    • Phòng Tư vấn sức khỏe
    • Phòng Dược, vật tư y tế
    • Phòng Đào tạo
    • Phòng Hành chính - Nhân sự
    • Phòng Kế toán
    • Phòng Kỹ thuật
    • Phòng Marketing
  • 0
  • Dịch Vụ Y tế
    • Dịch vụ xét nghiệm
      • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc ung thư
      • Xét nghiệm ADN (huyết thống)
      • Xét nghiệm tổng quát kiểm tra sức khỏe định kỳ
      • Xét nghiệm tiền hôn nhân
      • Xét nghiệm viêm gan vi rút B, C
      • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
    • Tư vấn sức khỏe
      • Giới thiệu
      • Hỏi đáp
      • Câu hỏi mới nhất
      • Câu hỏi phổ biến
      • Smart BMI
      • Tư vấn điều trị
    • Chăm sóc sức khỏe tại nhà
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Các gói CSSK nổi bật
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký sử dụng dịch vụ
      • Các gói CSSK tại nhà của HVN
    • Đặt lịch khám chuyên gia
    • Hội chẩn trực tuyến
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Quy trình đăng ký
      • Đăng ký dịch vụ
    • Khám sức khỏe doanh nghiệp
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Lợi ích của dịch vụ
      • Lưu ý khi đi khám sức khỏe
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký dịch vụ
      • Quy trình KSK của HVN
  • Dịch vụ đào tạo
    • Đào tạo sơ cấp cứu
      • Sơ cứu vết thương phần mềm
      • Sơ cứu vết thương mạch máu
      • Sơ cứu, cố định tạm thời gẫy xương
      • Cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản
      • Kỹ thuật chuyển thương cấp cứu
    • Đào tạo kỹ năng làm mẹ
    • Đào tạo y học dự phòng
    • Tổ chức hội thảo, tập huấn
    • Đào tạo và cung ứng nhân lực
    • Giải pháp doanh nghiệp y tế
  • HealthVie
    • Thuốc biệt dược
    • Đông dược & TPCN
    • Mỹ phẩm đặc trị
    • Vắc xin - Huyết thanh
    • Thiết bị y tế
    • Sản phẩm phòng dịch, vệ sinh
    • Healthvie Medical Device
  • Thư viện Y Khoa
    • Tài liệu tiếng Việt
    • Tài liệu tiếng Anh
    • Video
    • Hình ảnh
    • Tài liệu khóa học
    • Reviews
Đăng ký học
  • Trang chủ
  • Xét nghiệm
  • Phòng chống đái tháo đường thai kỳ - Bác sĩ Health Việt Nam

Phòng chống đái tháo đường thai kỳ - Bác sĩ Health Việt Nam

16:09 , 28/11/2019, by Health Việt Nam , 773

Trang bị kiến thức để phòng chống đái tháo đường thai kỳ là điều cần thiết đối với phụ nữ có thai để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ Bác sĩ Health Việt Nam 

Điều chỉnh lối sống

Để phòng chống đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai đặc biệt các thai phụ có nguy cơ cao như đã sinh con trên 3.500 gram, trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì… cần điều chỉnh lối sống để phòng chống bệnh đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK).

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và hoạt động thể chất là biện pháp chính để phòng chống ĐTĐTK

Thai phụ cần được tư vấn về dinh dưỡng để giúp cho họ chọn đúng về số lượng và chất lượng thực phẩm.

Thai phụ cần biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, để hạn chế sự tăng cân quá mức và phòng ĐTĐTK.

Kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ

Kiểm soát sự tăng cân

Kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ là biện pháp hữu hiệu dự phòng ĐTĐTK

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng cân của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân như sau:

Bảng 4.1. Khuyến cáo về mức tăng cân trong thai kỳ

BMI trước khi mang thai

Tăng cân (kg)

Mức tăng cân trung bình trong quý 2 và quý 3 thời kỳ mang thai (kg/tuần)

Thiếu năng lượng trường diễn

(BMI < 18,5 kg/m2)

12,5 - 18

0,51 (0,44 - 0,58)

Bình thường

(BMI: 18,5-24,9 kg/m2)

11,5 - 16

0,42 (0,35 - 0,50)

Thừa cân

(BMI: 25,0-29,9 kg/m2)

7 - 11,5

0,28 (0,23 - 0,33)

Béo phì

(BMI ≥ 30,0 kg/m2)

5 - 9

0,22 (0,17 - 0,27)

Ngoài ra để giảm nguy cơ ĐTĐTK, khuyến cáo cần giảm cân cho đối tượng bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.

Hạn chế sử dụng muối 

Giảm ăn mặn nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sinh.

Nên sử dụng dưới 5g muối/ngày và nên sử dụng muối iốt.

Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

Không nên dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc...

Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi…

Giáo dục dinh dưỡng cho thai phụ:

Cần giáo dục cho bà mẹ có thai về chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen ăn uống lành mạnh, phòng chống ĐTĐTK.

Tư vấn cho thai phụ về cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Có thể sử dụng tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú để tư vấn cho thai phụ.

Giáo dục dinh dưỡng nên nhấn mạnh các phương pháp nấu ăn lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo, muối và thực phẩm ít chất xơ.

Điều quan trọng là thai phụ bị ĐTĐ nên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ngay cả sau khi sinh để giảm nguy mắc ĐTĐ týp 2 và hội chứng chuyển hóa sau khi sinh.

Hoạt động thể chất cho thai phụ

Hoạt động thể chất giúp phòng ngừa ĐTĐTK, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid máu... 

Nên theo dõi hoạt động của thai nhi và lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.

Khuyến cáo hoạt động thể chất cho thai phụ bị ĐTĐ:

Ít nhất 30 phút/ ngày.

Đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn.

Trước khi mang thai tích cực tập luyện thì cần duy trì tập luyện trong thai kỳ.

Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường:

Chế độ ăn Glucid chiếm khoảng 55% - 60% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương thấp và trung bình. 

Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao.

Sử dụng trên 400g rau/ ngày, nên ăn rau có nhiều chất xơ làm hạn chế mức độ tăng glucose huyết tương sau ăn.

Nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng glucose huyết tương quá nhiều sau ăn, và hạ glucose huyết tương quá nhanh lúc xa bữa ăn. 

Nên ăn nhiều loại thực phẩm (15 - 20 loại/ngày, mỗi bữa có trên 10 loại thực phẩm) để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường).

Hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao làm tăng cao glucose huyết tương sau ăn: bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy... trái cây khô là các loại thức ăn có trên 20% glucid.

Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu.

Giảm ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp.

Giảm uống rượu, bia, nước ngọt.

Không nên dùng đường trắng.  

Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai nên ăn các thực phẩm luộc, bỏ lò hơn là các món rán, không nên ăn thịt mỡ, ăn cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ, ăn bơ tách chất béo và các thực phẩm khác nhau có hàm lượng chất béo thấp.

Duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút/ ngày để phòng chống ĐTĐTK.

Liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ mắc bệnh ĐTĐ hoặc ĐTĐTK

Mục tiêu kiểm soát glucose huyết tương của liệu pháp dinh dưỡng:

Đối với thai phụ đã bị bệnh ĐTĐ trước khi mang thai: cần tiếp tục duy trì chế độ điều trị thuốc ĐTĐ, ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.

Đối với thai phụ bị mắc ĐTĐTK: Chế độ ăn và luyện tập là giải pháp trị liệu chính, trong trường hợp cần thiết bác sỹ sẽ kê thêm thuốc điều trị.

Nội dung của liệu pháp:

Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm việc cá nhân hóa chế độ ăn tối ưu để kiểm soát glucose huyết tương. Liệu pháp dinh dưỡng được xây dựng dựa trên thói quen ăn uống, hoạt động thể lực, glucose huyết tương và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ… Cụ thể:

+ Cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng cho bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.

+ Hỗ trợ kiểm soát glucose huyết tương: không làm tăng glucose huyết tương sau ăn nhiều, không làm hạ glucose huyết tương lúc xa bữa ăn, giảm nồng độ HbA1c trong máu.

Duy trì được hoạt động thể lực bình thường của bà mẹ hàng ngày.

Duy trì được mức tăng cân phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

Hỗ trợ điều chỉnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, các rối loạn chức năng thận, tăng huyết áp….

Phòng các biến chứng của đái tháo đường thai nghén cho bà mẹ và thai nhi như sinh non, đa ối, sảy thai, thai chết lưu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bị đái tháo đường

Năng lượng trong khẩu phần ăn

Hạn chế năng lượng ăn vào là một giải pháp để kiểm soát sự tăng cân, glucose huyết tương và thai to. Đối với thai phụ bị thừa cân, béo phì, tổng năng lượng nên giảm khoảng 33%, không thấp hơn 1600-1800 kcal giúp kiểm soát sự tăng cân và không làm tăng ceton máu. 

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng dinh dưỡng, tình trạng lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, năng lượng ăn vào có thể được điều chỉnh theo từng giai đoạn.

Năng lượng và khẩu phần ăn

Thành phần dinh dưỡng bữa ăn lý luôn quan trong đối với thai phụ ĐTĐTK

Khuyến cáo năng lượng ăn vào cho thai phụ bị đái tháo đường như sau:

35 - 40 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai bị thiếu năng lượng trường diễn.

30 - 35 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai có tình trạng dinh dưỡng bình thường.

20 - 30 kcal/kg cân nặng/ngày: Với những thai phụ trước khi mang thai bị thừa cân, béo phì. 

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng:

Protein: Nên phối hợp giữa protein động vật và thực vật, yêu cầu tỷ lệ protein động vật từ 35% trở lên. Bệnh thận do ĐTĐ, protein giảm 0,6 - 0,8 g/kg cân nặng lý tưởng.

Lipid: Lượng lipid chiếm khoảng 20 - 30% tổng năng lượng, yêu cầu tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số không nên vượt quá 60%. Nên tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật. Nếu thai phụ có rối loạn chuyển hóa cholesterol máu tổng lượng cholesterol máu < 200mg/ngày. Đối với thai phụ có rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cân nhanh cần chú ý đến khẩu phần chất béo để kiểm soát chuyển hóa rối loạn lipid máu: Tăng cường các món ăn luộc hấp hơn là món rán; Ăn tăng thêm cá và thịt gia cầm thay cho thịt đỏ; Sử dụng sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc đã được tách béo.

Glucid: Tất cả các thai phụ bị ĐTĐ không kể ĐTĐ týp 1 hay týp 2 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid (55 - 60% năng lượng khẩu phần). Glucid nên được chia suốt cả ngày trong 3 bữa ăn chính và 2 - 3 bữa ăn phụ. Nên sử dụng tối thiểu 175g glucid/ ngày. Nếu thai phụ bị ĐTĐ muốn sử dụng các thực phẩm ngũ cốc khác thì nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc chế phẩm của ngũ cốc nguyên hạt như ngô, bánh mỳ đen… Thai phụ ĐTĐ có thể ăn: Không hạn chế đối với các thức ăn có ≤ 5% glucid; Ăn có mức độ đối với các loại thức ăn có 10 - 20% glucid; Hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh như đường trắng, mứt, kẹo, bánh ngọt và nước ngọt có ga, trái cây sấy khô… Đây là các loại thức ăn có trên 20% glucid.

Chất xơ:

Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g/ ngày. Đặc biệt với thai phụ bị ĐTĐ thì chất xơ có vai trò quan trọng đặc biệt trong kiểm soát glucose huyết tương và phòng biến chứng của ĐTĐ. Thai phụ bị đái tháo đường cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải...

Vitamin và chất khoáng: 

Cần đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị cho bà mẹ có thai.

Khuyến cáo về sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho thai phụ bị ĐTĐ:

Sữa và chế phẩm sữa không chỉ là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho bà mẹ trong những giai đoạn đặc biệt này mà còn là những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ở tỷ lệ cân đối rất tốt cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu: Nên sử dụng 3 đơn vị sữa/1 ngày (mỗi đơn vị sữa tương đương 100 mg canxi, tương đương 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua, 100 ml sữa dạng lỏng).

Phụ nữ có thai 3 tháng giữa: Tăng thêm 2 đơn vị so với 3 tháng đầu, sử dụng 5 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày. 

Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: Tăng thêm 1 đơn vị so với 3 tháng giữa, sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa/ ngày. 

Nên sử dụng sữa và chế phẩm sữa không đường hoặc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Lựa chọn thực phẩm hợp lý

Sử dụng sữa hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát ĐTĐTK

Lựa chọn thực phẩm:  

Lựa chọn các thực phẩm: thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ…, thực phẩm có nhiều chất béo không no từ các nguồn thực vật, cá…, các thực phẩm có nhiều vitamin như quả chín, hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, thịt nhiều mỡ…), hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol, các thực phẩm có nhiều đường đơn, đường đôi. Hạn chế chế biến dưới dạng nướng, chiên xào ở nhiệt độ cao.

Nên ăn cá, tối thiểu 2 - 3 bữa/tuần, ưu tiên những thực phẩm giàu acid béo omega 3 (mỡ cá, cá hồi).

Các thực phẩm dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu ở tỷ lệ cân đối, có chỉ số glucose huyết thanh thấp, và đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết ở phụ nữ ĐTĐTK, cũng là một chọn lựa tốt để bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ ĐTĐTK.

Phân bố bữa ăn trong ngày của thai phụ bị đái tháo đường:

Chia nhỏ bữa ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều hòa glucose huyết tương để tránh tăng glucose huyết tương nhiều sau ăn, nên ăn 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ. Một bữa ăn nhẹ buổi tối giúp ngăn chặn tình trạng ceton máu.

Nếu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng:                              20%

Bữa phụ buổi sáng:             10%

Bữa trưa:                                30%

Bữa phụ buổi chiều:            10%

Bữa tối:                                  20%

Bữa phụ vào buổi tối:          10%.

Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:

Bữa sáng:                              25%

Bữa phụ buổi sáng:             10%

Bữa trưa:                                30%

Bữa tối:                                  25%

Bữa phụ vào buổi tối:          10%.

 

  • đái tháo đường thai kì
  • Facebook
  • Twitter

Bài viết liên quan

  • Cẩm Nang Đái Tháo Đường Thai Kỳ Phụ Nữ Mang Thai Cần Biết

    10:50,22/11/2019

  • Đừng Chủ Quan: Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

    10:57,25/11/2019

  • Phòng chống đái tháo đường thai kỳ - Bác sĩ Health Việt Nam

    16:09,28/11/2019

  • Điều trị đái tháo đường bằng thuốc như thế nào?

    16:43,04/12/2019

  • Thông tin y tế
    • Ung thư
    • Mẹ và Bé
    • Sống Khỏe
    • Bệnh thường gặp
  • Hoạt động cộng đồng
  • Hoạt động đối ngoại
  • Sư kiện

Tin tức nổi bật

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    14:13,16/06/2020

  • Xét Nghiệm Máu Tại Nhà Hải Phòng - Hỗ Trợ Lấy Máu Tại Nhà

    14:18,29/07/2020

  • Xét Nghiệm PCR Trong Chẩn Đoán Bệnh Nhiễm Trùng

    14:19,29/07/2020

  • Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Nhiễm Vi Khuẩn HP

    14:33,16/06/2020

Xem Thêm

Tin tức mới

  • Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách từ Bộ Y tế

    14:51,05/07/2021

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Đào tạo Y học dự phòng

    14:19,29/07/2020

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    17:38,13/03/2020

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

Xem Thêm

Bài viết được quan tâm

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    29/07/2020, 119942

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    16/06/2020, 25136

  • Công thức bạch cầu

    09/01/2020, 24197

  • Đào tạo Y học dự phòng

    29/07/2020, 17738

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    13/03/2020, 16017

  • Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

    17/12/2019, 9968

Xem Thêm

Các tìm kiếm liên quan

  • Nhuộm tế bào máu.

    22:38,22/08/2020

  • Cổ họng bị vướng, nghẹn là bệnh gì.

    22:21,15/08/2020

  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

    21:48,14/08/2020

  • Mua thuốc Feburic ở đâu tốt?

    21:34,14/08/2020

  • Điều trị mất ngủ.

    21:47,14/08/2020

  • Kiên trì điều trị bênh lao theo chỉ định của bác sỹ.

    22:53,11/08/2020

Đặt lịch xét nghiệm

Vui lòng để lại số điện thoại, chuyên gia của Health Việt Nam sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn.

Đăng ký khám miễn phí
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
Công Ty Cổ Phần Health Việt Nam

Tầng 20, toà nhà VIWASEEN, số 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

0896.108.108

contact@healthvietnam.vn

Đã thông báo Bộ Công Thương

Health Việt Nam

  • Trang chủ
  • Tin tức & Sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Chính sách

  • Chính sách bảo mật
  • Trách nhiệm & Cam kết
  • Quy chế hoạt động
DMCA.com Protection Status

Lĩnh vực hoạt động

  • Dịch vụ Y tế
  • Dịch vụ Đào tạo
  • Sản phẩm HealthVie
  • Thư viện Y khoa

Đăng ký nhận tin

Copyright © 2018 Health Vietnam, All rights reserved.

Mã số thuế : 0108200276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/03/2018.

Chát với Bác Sỹ
Bấm để gọi điện
Nhận tư vấn từ bác sĩ

Nhận tư vấn miễn phí từ bác sĩ

Vui lòng để lại Họ tên & Số điện thoại nhận tư vấn
Miễn phí từ Bác sĩ!

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chuyên gia bác sĩ của chúng tôi tư vấn cho bạn.