Xét nghiệm kí sinh trùng
Phần xét nghiệm này có giá trị đặc biột đối với lâm sàng, có tác dụng quyết định trong chẩn đoán một sô bệnh đường ruột và định hướng điếu trị đúng đắn, có kết quả.
Các ký sinh trùng thường gặp trong phân là:
- Amib
- Và các loại giun sán.
A. AMIB (Entamoeba histolytica)
1. Amib trong thể ly đang tiến triển
Dùng phân mới, không lẫn nước tiểu mới có thể thấy amib cử dồng. Nếu để lạnh, amib chết ngay, rất khó nhận định dưới kính hiển vi. Trường hợp xét nghiệm ờ xa bệnh phòng, nên:
. Mang kính hiển vi đến tận giường bệnh xem tại chỗ.
. Hoặc lấy phân cho vào lọ dậy kín, ngoài quấn vải thấm nước nóng 37°c.
Chọn phân chỗ nhầy, có máu và trước khi cho bệnh nhân tiêm emetin... Khi soi trực tràng, nên tranh thủ lấy chất nhầy bám vào niêm mạc ruột vào một cái que có bông ở đầu rồi phết l&n phiến kính xem ngay. Trường hợp này, dẻ thấy nhít.
Phần nhầy quệt đặt vào giữa phiến kính, hòa thêm ít nước muối sinh lý, rối đậy một lá kính lên trèn. Có thể xem tươi trực tiếp hoặc nhuộm một giọt xanh mcthylcn 1% dễ xem các cừ động của amib.
Kết quả:
Có nhiều loại amib trong ruột
. Entamoeba histolytica
. Entamoeba coli
. Entamoeba hartmanni.
Entamoeba histolytica là nguyên nhân của bệnh ly amib. Người ta nghiên cứu và phân biệỉ dược 2 dạng:
- Dạng amih lớn hoạt động: kích thưóc vào khoảng 20 - 40 um: nguyên sinh chất luôn luôn thay đổi hình dạng (1 giây có thể di chuyển được 50 fim) chia ra làm 2 phẩn: ngoại nguyên sinh nằm ờ ngoài rìa; nội nguyên sinh có cấu trúc hạt và các không bào; trong không bào dẻ thấy có hồng cẩu (từ 1 đến 40 hồng cẩu), có thể có bạch cẩu, vi khuẩn, tinh thể của huyết sắc tố, bilirubin, tinh bột và các thớ cơ. Nhân có kích thước 4 - 7 um là một tổ chức hình lưới cố trung thể ở vùng giữa và có nhiẻm sắc ngoại vi nối tiếp nhau thành chuỗi, tạo thành những hình dáng tương tự như hình bánh xe.
- Dạng amib nhỏ hoạt động: kích thước 1 5 - 2 5 um, có thể bé hơn; hoạt động yếu hơn loại amib trẽn; nội nguyồn sinh và ngoại nguyẽn sinh khòng phân biổt với nhau rỗ Tàng; khổng bào khổng chứa hồng cẩu, có thế chỉ có vi khuẳĩi; nhân có nhiỉm sắc ngoại vi dày đặc hơn nhiéa, trong như một hình thế vành.
Trong chu kỳ không gây bệnh, amib từ dạng bào nang chuyển sang dạng amib nhỏ hoạt đông rồi sinh sôi phát triển hay ngược lại; chu kỳ này có thể tiếp tục mãi mãi ờ những người mang amib nhưng hoàn toàn không phát bệnh hoặc chỉ xảy ra sau đợt cấp tính.
Khi gặp những điều kiện đặc biệt, amib dạng nhỏ hoạt động ăn hổng cầu trờ thành amib dạng lớn hoạt động và gây bệnh, chu kỳ trở thành chu kỳ gây bệnh. Khi điều kiện thay đổi, amib dạng lớn hoạt động thôi ăn hồng cầu và chuyển thành amib dạng nhỏ hoạt động rồi chuyển thành bào nang.
2. Thể bào nang (kén)
Trong thòi kỳ trầm lặng giữa hai đợt tiến triển của bộnh, phân không có amib và chỉ có thể bào nang. Trong đợt tiến triển, cũng có thể bào nang lẫn với amib. Thể bào nang sống rất dai dẳng, tồn tại lâu năm trong đại tràng, lẫn với phân. Thể bào nang còn có trong phân một số người lành, từ trước chưa mắc bệnh.
Thể bào nang xuất hiện trong phân cũng thất thường cần phải thử đi thử lại nhiều lần. Tỷ lệ người mang bào nang amib của ta hiện nay <5%.
Phân gửi di xét nghiệm nên chọn chỗ có lẫn nhầy. Trường hợp phải giữ phân lâu, nên cho vào lọ đựng phân chừng 5 ml formol dung dịch 5% để bảo toàn bào nang. Xét nghiệm trực tiếp xem tươi hoặc sau khi nhuộm lugol. Cũng như amib, phải phân biệt kỹ thể bào nang của E. histolytica và thể bào nang các loại amib khác nhưng thông thường là loại E. coli.
Đôi khi thử không thấy bào nang, người ta đã cho thụt iod, cho tẩy nhẹ dể tạo điẻu kiện xuãt hiện nhiéu bào nang trong phân hơn. Nếu dùng phương pháp này phải thận trọng vì có thể gây nên những cơn tiến triển cấp tính của bênh, làm cơ thể bị yếu đi và tạo những thay đổi ờ đại tràng làm thể bào nang trở lại dạng amib gây bệnh.
* Tiêm truyền amih
Ở phòng xét nghiệm, khi chưa chắc chấn là thể histolytica, người ta tiêm truyền vào hậu môn mèo nhỏ, chừng 10 ml phân có dính mũi, máu của bệnh nhân.
Nếu mèo mắc bệnh lỵ amib: phân có amib thể histolytica; khám nghiệm đại tràng mèo thấy những thương tổn do histolytica gây ra.
Nếu mèo không mắc bệnh lỵ amib: loại amib trong phân là amib thường không gây bệnh.
* Phương pháp miễn dịch huỳnh quang
Từ 1953 - 1954, Goldman đã dùng các kháng thể huỳnh quang đổ ph&n biêt E. histolytica với E. coli. Phương pháp miỉn dịch huỳnh qủang hiện đang được phát triển mạnh để
t ì m am i b . Người ta d ù n g f l u o r e s c e i n - 4 - i s o t h i o c > a n a t (Jỏ đánh dấu kháng thể. Hiộu giá từ 1/100 trờ lèn mới được coi là dương tính.
Hiệu giá tăng rất cao trong áp xe do amib, nhiều hơn là amib đường ruột; hiộu giá rất thấp (âm tính hoặc dương tính nhẹ) với các thê minuta và bào nang.
Thường thấy rất ít giun sán trong phân mà chi gặp trứng của chúng hoặc ấu trùng trừ trường hợp chúng phát triển nhiều quá (giun đũa, giun kim...).
Các biện pháp chẩn đoán:
a) Xét nghiệm trực tiếp:
- Xét nghiệm trực tiếp: có thể thấy trứng và ấu trùng dưới kính hiển vi khi trong lg phân có 500 trứng; nếu chỉ có từ 300 đến 500 trứng thì khi thấy khi không, nếu có dưái 300 trứng thì có thể không phát hiện được.
Nếu kết quả xét nghiệm trực tiếp âm tính mà lâm sàng nghi ngờ, nên xét nghiệm lại hoặc làm theo các phương pháp sau.
- Phương pháp làm phong phú để tập trung trứng và ấu trùng: phương pháp này sử dụng một lượng phân lớn hơn nên khẳ năng phát hiện tốt hơn nhiều.
- Đếm trứng: dể đánh giá được tình trạng và mức độ nhiễm giun sán trong cơ thể.
- Tim ấu trùng bằng cách cấy phân.
b) Chẩn đoán bằng kháng nguyên:
Có thể làm kháng nguyên như sau: lấy giun sán của người hoặc của súc vật, rửa sạch 4 - 5 lần với nước muối sinh lý rói để lén các lớp giấy thấm cho khô nước, sau đó cho can rồi nghiẻn cho nhuyễn, trộn thêm với nước muối sinh lý có 0,5% acid phenic để có một nhũ tương 4/100
B. GIUN SAN
nghĩa là 1 phần xác giun sán trong 25 phán nước, nghièn thêm rồi quay ly tâm 3000 vòng/phút trong 10 phút, rổi lấy phần nước ờ trên dùng làm kháng nguyên, v ề cách sử dụng, có thể dùng phương pháp tiêm trong da hoặc châm nhẹ bằng đanh ghim trên mặt da đã rò kháng nguyên. Phản ứng ( + ) khi có nổi mẩn và ừng đỏ tại nơi chùng.
Phương pháp này cũng có những hạn chế: chi định tính mà không định lượng được, có một sô kháng nguyên không đặc hiệu.
1. Các loại giun
- Giun móc: tồn khoa học, có 2 loại Ankylostoma duodenale và Necator americanus. Con dực dài 8 - 1 1 mm, đường kính 0,5 mm; con cái dài 10 - 13 mm, đường kính 0,6 mm. Mỗi ngày giun cái dẻ trốn 20.000 trứng, kích thước 40 - 60 Sau khi đẻ 24 giờ, trứng có thể nở thành ấu trùng. 70% số giun móc sống khững quá 1 năm trong cơ thể, nhưng một số khắc có thể sống nhiẻu năm, theo Palmer ^1955) có thể sống tới 15 năm. Giun móc bám chặt vào tá tràng gây chảy máu nhỏ nhưng liên tục vì tiết ra môt chất làm cho máu không đông lại được, người ta đã tính toán, mỗi con mỗi ngày có thể làm cho cơ thể mất 0,8 ml máu; bệnh nhân dần dần lâm vào trạng thái thiếu min nhược sắc nặng nếu số lượng giun móc quá nhiểu. Giun móc còn gây nên rối loạn tiêu hóa, viêm tá tràng; khi íu trùng qua phổi còn gây nên viêm và sung huyết tổ chức phổi.
Loại giun móc ở nước ta thưòmg là loại Necator americanus.
Kiểm tra phán, thường thấy trứng, có khi cả toại trứng đã cỏ sẵn íu trùng hình thành bẽn trong. N6n làm phương pháp phong phú phân; trường hợp ít trứng quá, cò tlfiActfy phân vào môi trưĩmg, 24 giờ sau trứng sẽ nở thành ấu trùng
Giun kim: tẻn khoa học Enterobius vermicularis; con đực dài 2 - 5 mm, con cái dài 9 - 1 2 mm. Chúng thường ờ đại tràng, có khi ờ cà tiểu tràng. Mỗi con giun cái có thê đẻ được 4.672 - 16.888 trứng (Rcarden), trứng kích thước 50 - 60 X 20 - 30 fxm. Sau 2 - 4 tuần ờ ruột, giun cái đã đẻ trứng; sau khi đẻ xong, giun cái khô đi rồi chết. Trứng giun kim thường có sẵn ấu trùng bên trong.
Giun cái đẻ trứng vào ban đêm, bò ra tận hậu mổn đế dẻ, gây ngứa ngáy nên bệnh nhân phải gãi một số lớn trứng dính vào quẩn, kẽ da hậu mồn tay gãi mang theo trứng giun và nếu ta cầm thức ăn hoặc cho tay vào trứng sẽ vào ống tiêu hóa, qua dạ dầy, tới ruột, sinh nở và phát triển ngay
Để chẩn đoán giun kim, có thể tìm trứng bầng nhiểu
phương pháp khác nhậy hơn:
. Cạo xung quanh da hậu môn
. Dùng que bông đưa vào ngoáy trong trực tràng.
. Cạo kẽ móng tay bệnh nhân (vì tay thường gãi hậu môn luôn).
Hòa bộnh phẩm vào một ít nước muối sinh lý rồi đặt lên phiến kính, soi kính hiển vi. Giun kim gây nên các rối loạn tiêu hóa và có thể là nguyên nhân bệnh viêm ruột thừa.
- Giun đũa: tôn khoa học Ascaris lumbricoides. Giun đực dài 15 - 30 cm, đường kính 0,3 cm; giun cái dài 20 - 35 cm, đường kính 0,5 cm. Giun đũa ký sinh ở tiểu tràng.
Theo Brown và Cort thì trong thân của giun cái có thể có tới 27 triệu trứng, mỗi ngày có thể đẻ tới 20.000 trứng. Trứng giun đũa thụ tinh hình bầu dục, vỏ dày, bên ngoài phủ một lớp protein sù sì, kích thước 45 - 75 X 35 - 50 um. Trứng chưa thụ tinh phần lớn hơi dài, đầu dẹt, kích thước 88 - 93 X 38 - 44 |im, bên trong là những hạt triết quạng to nhỏ không đều, sắp xếp lộn xộn. Giun đũa sống chừng 13 tháng.
Có một số bệnh nhản chỉ cố giun đực trong cơ thể nên xét nghiệm phân tìm trứng thường không thấy; phải dừng phản ứng huyết thanh mới thấy được. Giun đũa gây nên những rối loạn tiêu hóa, nếu nhiẻu quá có thể làm tắc ruột, thủng ruột, chui vào ống mát, ống tụy làm tắc các
Ống đó... gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Khi ấu trùng giun đũa qua phổi, có thể gây nên viêm, sung huyết tổ chức phổi hoặc gậy n6n hiện tượng dị ứng như nổi sinh nở và phát triển ngay. mẩn... Giun đũa còn có thể gây nên hiện tượng nhiễm dôc thần kinh, nhất là ờ trẻ nhỏ.
- Giun tóc: tên khoa học Trichuris trichiura. Giun đực dài 30 - 45 mm, đuôi uốn khúc, giun cái dài 35 - 80 mm đuôi thẳng. Số lượng giun trong cơ thể thường ít tuy số người mắc bệnh thì đông. Giun tóc ký sinh ở manh tràng, đẻ trứng hình hạt cau, kích thước 50 X 25 um, có vỏ dày màu vàng, hai đầu giống như hình nắp đậy. Giun tóc gây nên rối loạn tiêu hóa, làm bệnh nhân hay dau bụng vặt có thể gây nên nhiễm độc thần kinh nhẹ.
- Giun lươn: tên khoa học Strongyloides stcrcoralis.
Giun đực dài 0,7 mm, giun cái dài 2 - 3 mm. Ký sinh ở niêm mặc ruột và hay ở đoạn tá tràng. Trứng có kích thước 50 - 58 um X 30 - 34 lim, lúc bắt đầu sinh dã có sấn ấu trùng hình thành và thường nở ngay trong cơ thể nhưng cũng có thể sinh sản ngoài cơ thể được. Trong phân thường thấy cả trứng lẫn ấu trùng. Giun lươn gây nên rối loạn tiêu hóa, nhất là gây ỉa lỏng dai dẳng đau bụng, có thể gây nhiễm độc thần kinh. Ấu trùng khi qua phổi có thẨ gây viêm, sung huyết tổ chức phổi; trong một số trường hợp có thể kích thích những thương tổn do lao phổi đã ổn định lại bị tái phát.
Khi chẩn đoán còn nghi ngờ, nên cho cấy phấn vào mồi trường; phải kiểm tra ấu trùng giun lươn sớm vì nếu dể muộn sẽ dễ nhầm lẫn với ấu trùng giun mốc.
2. Các loại sán
a) Sán lá gồm có:
- Sán lá ruột Fasciolopsis huski: dàỉ Và dẹt 2 - 7 cm í 8
- 20 mm, màu hơi đổ. Trong mình sán ẻổ ỉcả V6 phận dục đực và cái (lưỡng tính). Mỗi ngàý 'f r‘cổố' có chế đẻ được 25.00 0 t rứng, kích thước 130 - 140 fitn X 75 - 90 | im, vỏ mỏng, đầu có một cái nắp nhỏ. Ó nước ta, lợn mắc loại sán lá này nhiểu; người mắc ít hơn. Sán lá ruột hay bám vào niêm mạc tá tràng và đoạn trên hồi tràng, gây nên viêm ruột, có thể làm tác ruột, liệt thành ruột, thiếu máu, phù...
- Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis: nhỏ, màu trắng đục, kích thước 10 - 25 mm X 3 - 5 mm, trứng màu vàng, hình bầu dục có nắp, kích thước 27 X 18 jam; trứng theo mật đổ vào ruột rồi bài tiết theo phân ra ngoài. Sán lá này gây bệnh cho người, chó, mèo. Ở người có thể làm tắc ống
mật, viêm ỏng mật và túi mật, nêu nhiéu quá có the gây
viêm gan, xơ gan và có thẻ gây viêm tụy.
- Sán lá ạan to Fasciola hepatica: kích thước 30 X 13 mm thường ký sinh ờ bò, ít khi ở người.
- Sán lá máu Schistosoma: ký sinh ờ hộ thống tình mạch cửa, có khả năng ký sinh ờ người và ờ một sô súc vật kh ác. Khi đầy trứng, con cái đi ngược chiều máu chày, tới những huyết quản nhỏ và đẻ ở đó:
. Schistosoma mansoni hướng vẻ dại tràng.
. Schistosoma japonicum không có xu hướng rõ rột, trứng có thể đi lung tung vào nhiểu bộ phân như gan, lách, tiểu tràng
Tùy theo vị trí cư trú, chúng gây bệnh khác nhau:
. Schistosoma mansoni hay gây viêm loét ruột, đại tiện phân có lẫn máu.
. Schistosoma japonicum hay gây viêm gan, lách, thiếu máu nặng.
b) Sán dây (toenia)
Có hai loại: T. solium và T. saginata, rít dài 4 - 8 m.
- T. solium còn gọi là sán lợn, ký sinh ở lợn dưới thể ấu trùng trước khi sang ký sinh trong ruột người; đẩu có móc, dứt thành từng khúc gồm nhiẻu đốt, thoát ra ngoài lẫn trong phân. ĐỐI mang theo rất nhiều trứng; các dốt có lỗ sinh dục ở bên, xếp cách nhau rất đếu. lỷgưdi in phải tĩứng sán này cổ thể có ấu trùng nằm trong da, thịt, nao... gày nên nhiều biến chứng rít nguy liệt...
Trứng sán thuỉrng tròn, kích thttóc 3 1 - 5 6 fun. > 7 l r- ^ ‘ \ * Tl
- T. sagìnata còn gọi là sáo bi, dài hoi một chít, ký 500 sinh ở bò dưới thể ấu trùng trước khi sang người; dầu không có móc, có lỗ sinh dục ở bên, xếp không đều nhau; đứt từng đốt một, mỗi đốt lại có thể tự động bò ra ngoài bằng những cử động riêng, do đó ngoài lúc đại tiện, vẫn thấy những đốt sán dính ở quần, trong chăn... Người không mắc bệnh ấu t rùng sán bò. Trứng sán bò kích thước 30 - 40 X 20 - 30 fim.
c) Sán khe (Bothriocephalus) dài tới 10 - 15 m, ký sinh
ờ ếch, cá, nhái trước khi sang chó, mèo và người gây bệnh ở đường ruột; loại Diphyllobothrium mansoni còn gây bệnh sán ở mắt khi đắp thịt ếch giã nhỏ có lẫn ấu trùng vào mắt để chữa bệnh (theo cách chữa dân gian). Sán khe sống trong tiểu tràng; khác với sán dây, các đốt đều có lỏ sinh dục ờ chính giữa và sau khi rời ra đẻu bị hủy hoại nhanh chóng, trong phân chỉ thấy có trứng thôi. Chúng ký sinh ờ ruột người khi ăn thịt ếch, cá sống gây một vài loạn chứng vẻ tiêu hóa. Ở nước ta có rất ít loại này.
3. Trùng roi
Là những nguyốn sinh, động vật nhỏ, có roi ờ đầu hoăc đuôi để cử động.
Các ký sinh trùng này di chuyển rất nhanh nên khi xét nghiệm cẩn cố định chúng bằng formol hay nhuộm lugol, có thể thíy cả thể bào nang của chúng.
- Trichomonas intestinalis, dài 1 0 - 1 5 lim rộng 7 - 1 0 lim, có từ 3 - 5 chiếc roi, trong đó có một chiếc đi vẻ phía sau tạo thành một màng vây rõ. ít khi thấy thể bào nang. Ký sinh trùng thường không gây bộnh, nhưng cũng có thể làm viêm niêm mạc ruột gây nên ỉa lỏng.
- Giardia intestinal is ha\ Lamhlia. dài 1 0 - 2 0 nm, r ộng 7 - 1 0 jam, hình thể đối xứng, có 2 nhản t rờng như hai mắt k í nh và 8 roi đi về phía sau, ký sinh ò tá t r à n g , một số nhò ờ manh t r àng, đôi khi xâm nhập vào túi mật . Thể bào nang là thể t ruyền nhi ễm cùa roi t rùng; phân của bện h n h â n có thẻ chứa mỗi ngày tới 900 t r iệu bào nang hình bầu dục , kích thước 10 - 1 3 x 8 - 9 |J.m, thườ n g có 2 nhân.
Ký sinh trùng có thê gây viêm ruột mạn tính, có thể gây viêm túi mật, viém gan.
- Chiỉomastix mesnili, dài 6 - 24 fim, rộng 3 - 1 0 |J.m, hình thể không đối xứng, phía đầu mập và tròn tròn, phía sau quắt và nhọn, có 3 roi đi ra phía ngoài cơ thể và một roi đi quay trở lại miộng tạo thành một màng vây thô sơ, ký sinh ờ đại tràng. Thể bào mang hình quả lê hay hơi tròn, dường kính chừng 8 ịim.
Ký sinh trùng có thể gây nên viêm ruột mạn tính, dai dẳng.
4. Trừng lông
Là những nguyên sinh động vật cử động bằng lông chuyển, mọc xung quanh cơ thể. Trong các loại trùng lông chỉ có một loại thực sự ký sinh ở người, dó là balantidium coli.
- Balantidium coli, dài 30 - 200 um, rộng 20 - 70 Jim, trong có một nhân lớn lép như hình hạt dậu và bên cạnh có một nhân nhỏ. Trong cơ thể có nhiều thức ăn, có khi thấy cả tế bào máu. Loại này ký sinh ở dại tràng và phần cuối tiểu tràng, xâm nhập vào các tuyến của niêm mạc gây kích thích và gây loét, tạo nên một hội chứng ly rất dai dẳng, có thể gây nén những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim cấp tính làm chết bệnh nhân được.
Trong phân, balantidium coli thường có mặt vói thể bào nang.
Xét nghiệm vi khuẩn và ký sinh trùng trong phân có một giá trị vô cùng quan trọng đối với lâm sàng vì ở nước ta có tthỉéu bệnh đường ruột.
Trước cif£tPijịậoạn ti&uhóa, các hội chứng nhiêm dộc... nên hướng vào xét nghiệm này; đôi với các bệnh nghi ngờ là lỵ amib mạn tính, cũng cần làm xét nghiệm này dê phân biêt một cách chính xác, khoa hoc với các bẻnh khác cũng có hội chứng lỵ do nguyên nhân khác hoặc do ký sinh trùng khác.
Thử một lẩn nhiểu khi chưa có kết quả vì lắy phân không đúng chỗ có trứng, bào nang hoãc lấy phân trong thời kỳ ký sinh trùng không đẻ trứng; nên làm đi làm lại nhiêu lần, dùng các phương pháp làm phong phú phân, nuôi cấy trên môi trường.