Ấu trùng giun chỉ
Giun chỉ ký sinh trong mạch bạch huyết, ngoài máu chỉ thấy ấu trùng. Âu trùng dài từ 200 p.m đến 300 fim, xem tươi trên phiến đồ cũng dễ thấy; tuy nhiên cần phải nhuộm để dễ phân loại. Có nhiều loại giun chỉ gây bệnh và không gây bộnh; ờ nước ta thường gặp loại Bancrofti, Malayi hoặc Loa-loa. Một đặc điểm cần nhớ kỹ: ấu trùng giun chỉ xuất hiện trong máu trong những khoảng thời gian nhất định, ioại Bancroft!, Malayi vào khoảng giữa đêm, loại Loa-loa vào khoảng giữa trưa, nên phải lấy máu lúc đó mới chắc chắn tìm thấy ấu trùng.
* Hiện tượng hoa thị trong bệnh giun chỉ (rosettes filariennes) để phát hiện miễn dịch trong bệnh giun chỉ không phải trong huyết thanh mà trong các lymphocyt là các tế bào có thẩm quyển miễn dịch.
Nguyên tắc: đặt các lymphocyt của bệnh nhân nghi ngờ bị
bệnh giun chì, lấy trong máu hoặc trong dịch khớp, cho tiếp xúc với các hồng cẩu thích hợp đã được chuẩn bị sẩn bằng cách gắn trước kháng nguyên giun chỉ, rồi cho ly tâm. Nếu bệnh nhãn bị bệnh giun chỉ thì sẽ thấy dưới kính hiển vi nhiều hồng cầu bám quanh 1 lymphocyt như hình hoa thị. Lập tỷ lệ hoa thị trong Ỉ000 lymphocyt. Có giá trị tốt trong chẩn đoán viêm khớp do giun chỉ nếu lấy lymphocyt từ trong dịch khớp để làm xét nghiệm.