Xạ hình nhồi máu cơ tim với 99mTc-Pyrophosphat
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học hạt nhân
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2014
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Xạ hình nhồi máu cơ tim với 99mTc-Pyrophosphat
NGUYÊN LÝ
Trong nhồi máu cơ tim cấp có sự tích luỹ pyrophosphat tạm thời, đồng thời với sự lắng đọng canxi. Hai chất này tập trung nhiều nhất ở khu vực xung quanh ổ nhồi máu. Pyrophosphat tập trung chủ yếu trong nguyên sinh chất của tế bào cơ tim hoại tử. Mức độ tập trung pyrophosphat phụ thuộc nhiều bởi luồng máu vào vùng cơ tim. Ở những vùng cơ tim giảm tưới máu chỉ còn 30 - 40% của mức bình thường thì có mức tập trung pyrophosphat cao nhất. Nhưng ở những vùng có mức tuới máu giảm dưới 30% thì mức tập trung pyrophosphat lại giảm đi dù mức độ hoại tử cơ tim có tăng lên. Như vậy độ tập trung pyrophosphat ở các vùng cơ tim không phản ánh mức độ hoại tử.
Nếu đánh dấu pyrophosphat với 99mTc (99mTc - pyrophosphat) thì thuốc phóng xạ này có thể xâm nhập được vào vùng cơ tim bị nhồi máu. Vùng nhồi máu sẽ tập trung thuốc phóng xạ, kết quả là ta sẽ có một hình ghi dương tính (hot spot imaging).
CHỈ ĐỊNH
Đánh giá vị trí, kích thước ổ nhồi máu cơ tim
Nghi ngờ có nhồi máu cơ tim
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thai và cho con bú
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
Điều dưỡng Y học hạt nhân
Cán bộ hóa dược phóng xạ
Cán bộ an toàn bức xạ
Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa tim khi cần.
Phương tiện, thuốc phóng xạ
Máy ghi đo: máy Gamma Camera có kết nối điện tim.
Thuốc phóng xạ:
Hợp chất đánh dấu: pyrophosphat (Pyrotec, Pyron…)
Đồng vị phóng xạ: 99mTc
Liều dùng: 15 - 20 mCi (555-740 MBq), tiêm tĩnh mạch.
Dụng cụ, vật tư tiêu hao
Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
Kim lấy thuốc, kim tiêm.
Dây truyền dịch.
Bông, cồn, băng dính.
Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế.
Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.
Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tư thế người bệnh: nằm ngửa, để tay trái lên trên.
Sử dụng bao định hướng độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổ năng lượng 20%.
Thời điểm ghi đo:
Ghi hình sau 3-4 giờ sau tiêm thuốc phóng xạ.
Thu nhận theo chế độ gamma camera tư thế trước 500 kcounts, ghi hình tư thế nghiêng 350, 700 và nghiêng trái cùng thời gian với tư thế trước.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Hình ảnh bình thường
Bình thường cơ tim không bắt hoạt độ phóng xạ.
Hình ảnh bệnh lý
Bất thường: khu vực nhồi máu là ổ tăng hoạt độ phóng xạ bất thường.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim.
Kết hợp với cán bộ chuyên khoa tim mạch xử trí các triệu chứng nhồi máu cơ tim nếu có.
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023
-
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
20:56,31/01/2023
-
Chụp CL trở kháng điện để chuẩn độ AL dương cuối thì thở ra trong HC nguy kịch hô hấp cấp tính
15:41,31/01/2023
-
Các kịch bản lâm sàng của ứng dụng chụp cắt lớp trở kháng điện trong chăm sóc tích cực ở trẻ em
22:41,30/01/2023
-
Thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy so với thông khí bảo vệ phổi ở bệnh nhân ARDS
22:08,12/01/2023
-
Áp lực đẩy và áp lực xuyên phổi: Làm thế nào để chúng tôi hướng dẫn thông khí cơ học an toàn?
22:49,10/01/2023
-
Chuẩn năng lực cơ bản của Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam
20:54,09/01/2023
-
Giảm viêm phổi liên quan đến thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh
21:50,08/01/2023
-
Các chiến lược ngăn ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy,...
10:33,07/01/2023