Quy trình Xông khói thuốc y học cổ truyền
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Y học cổ truyền
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2020
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Quy trình Xông khói thuốc y học cổ truyền
ĐẠI CƯƠNG
Xông khói thuốc cổ truyền là dùng khói thuốc trực tiếp tác động vào vùng bị bệnh, nhằm điều hoà kinh mạch, hành khí, hoạt huyết, khu tà.
CHỈ ĐỊNH
Các bệnh ngoài da.
Trĩ, bí tiểu tiện.
Trĩ mũi, viêm mũi, viêm xoang, đau mắt đỏ.
Đau nhức cơ xương khớp, ...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp cấp cứu.
Thận trọng: người bệnh có bệnh mạn tính đường hô hấp: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, …
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Bác sĩ, y sĩ, lương y, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Trang thiết bị
Bát / nồi, xô, chậu, than củi (01 bộ tùy theo bệnh lý).
Thuốc xông tùy theo bệnh, có dạng thuốc thích hợp.
Phễu bằng giấy, gạc/ga y tế, … để dẫn khói thuốc tỏa vào nơi xông (ví dụ: chân, tay, kẽ ngón tay, chân, mũi, ...).
Thầy thuốc, người bệnh
Thầy thuốc giải thích mục đích và cách xông khói để người bệnh yên tâm hợp tác.
Người bệnh được nằm, ngồi ở tư thế thoải mái, phù hợp với điều trị.
Mặc quần áo rộng rãi, dễ bộc lộ vùng trị liệu.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thủ thuật
Người bệnh bộc lộ vùng trị liệu.
Thầy thuốc:
Xác định vị trí cần xông để chọn tư thế thích hợp cho người bệnh.
Đặt nồi / bát than hồng vào vị trí phù hợp.
Lấy thuốc lượng đủ dùng đặt vào lò than hồng để đốt lấy khói.
Người bệnh: ở tư thế thích hợp, tự đặt vị trí xông vào đúng chỗ khói bốc lên, hoặc chụp phễu lên miệng bát, chóp phễu hướng vào vị trí cần xông khói.
Nếu xông thuốc vùng tay chân phải dùng gạc/ga y tế phủ kín trên vùng trị liệu, tránh hít phải khói thuốc.
Liệu trình
Thời gian xông khoảng 10 - 15 phút.
Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, thầy thuốc có thể chỉ định xông 1 - 2 lần / ngày, 01 liệu trình 7 - 10 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tục.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi
Thầy thuốc theo dõi những thay đổi của các triệu chứng: bỏng; sặc, ngạt khí.
Xử trí tai biến
Tại chỗ: bỏng xử trí tùy theo mức độ bỏng.
Toàn thân: sặc, ngạt khi hít phải khói thuốc: đưa người bệnh ra phòng thoáng khí, có thể thở oxy (nếu cần).
-
Lâm sàng tim mạch học: Đường vào mạch máu cho lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn
15:02,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Loét chi dưới
14:58,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh mạch máu do chèn ép
14:55,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh tĩnh mạch chi dưới mạn tính
14:54,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
14:51,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bất thường mạch máu bẩm sinh
14:50,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Phù bạch mạch
14:47,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh BUERGER
14:44,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh lý động mạch thận
14:36,02/03/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh lý động mạch cảnh do xơ vữa
14:34,02/03/2021