Bệnh hạ cam
- Tác giả: Bệnh viện Từ Dũ
- Chuyên ngành: Sản phụ khoa
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Từ Dũ
- Năm xuất bản:2015
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bệnh hạ cam
NGUYÊN NHÂN
Bệnh hạ cam là một BLQĐTD do vi khuẩn Haemophilus, là vi khuẩn gram âm, yếm khí, ưa máu.
CHẨN ĐOÁN
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Lâm sàng
Tổn thương là vết loét mềm ở sinh dục xuất hiện 3-5 ngày sau khi lây bệnh.
Trái với giang mai loét không đau và tự lành sau một thời gian, bệnh hạ cam các vết loét tồn tại nhiều tháng.
Săng là một sẩn mềm bao quanh bằng hồng ban. Sau đó sẩn thành mủ rồi vỡ ra thành vết loét tròn, kích thước 1-2cm. Bờ vết loét rất rõ, bờ có thể tróc, bờ đôi với 2 viền: trong vàng, ngoài đỏ. Bề mặt vết loét có mủ màu vàng. Nếu rửa sạch mủ sẽ thấy đáy không bằng phẳng, lởm chởm, có những chồi thịt. Săng nằm trên vùng da phù nề mềm, đau nên gọi là hạ cam mềm.
Hạch: được coi là biến chứng của bệnh. Gặp 50% trường hợp. Hạch một bên bẹn sưng to, đỏ và đau. Ít gặp ở nữ.
Vết loét thường thấy ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình âm đạo. Vết loét trong âm đạo không đau mà chỉ có mủ chảy ra.
Cận lâm sàng
Nhuộm Gram hoặc Giemsa: trực khuẩn gram âm, ngắn, xếp thành chuỗi song song như đàn cá bơi hoặc dải dài như đường tàu.
Nuôi cấy khó khăn.
Chẩn đoán phân biệt:
Với bệnh giang mai và Herpes sinh dục.
ĐIỀU TRỊ
Chuyển điều trị theo chuyên khoa.
-
Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 năm 2021
01:51,15/04/2021
-
Bài giảng Sốc sản khoa trong chuyển dạ
02:47,13/04/2021
-
Bài giảng Nguyên lý của xử trí băng huyết sau sanh theo nguyên nhân
02:45,13/04/2021
-
Bài giảng Băng huyết sau sanh
02:37,13/04/2021
-
Bài giảng Vỡ tử cung
02:36,13/04/2021
-
Bài giảng Nhau tiền đạo
02:34,13/04/2021
-
Bài giảng Nhau bong non
02:30,13/04/2021
-
Bài giảng Sanh khó do vai, Kẹt vai
02:25,13/04/2021
-
Bài giảng Sa dây rốn
02:22,13/04/2021
-
Bài giảng Nguyên lý của hồi sức sơ sinh, Qui trình thực hành thường ngày hồi sức sơ sinh
02:14,13/04/2021