Thận và niệu quản đôi
- Tác giả: Bệnh viện Nhi đồng 2
- Chuyên ngành: Nhi khoa
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Nhi đồng 2
- Năm xuất bản:2018
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Thận và niệu quản đôi
ĐẠI CƯƠNG
Định nghĩa
Thận và niệu quản đôi, còn gọi là niệu quản đôi, là dị dạng một khối thận có hai bể thận riêng biệt, mỗi bể thận có một niệu quản. Niệu quản đôi hoàn toàn khi đầu xa của hai niệu quản đổ riêng biệt ở hai vị trí. Niệu quản đôi không hoàn toàn khi đoạn xa của hai niệu quản nhập lại với nhau thành một, còn gọi là niệu quản chữ Y.
Phôi thai học
Trong niệu quản đôi hoàn toàn: có 2 chồi niệu quản xuất phát từ ống Wolff sáp nhập vào hậu thận (blastema) để biệt hóa hậu thận này thành 2 bể thận. Niệu quản cực dưới nhập vào xoang niệu sinh dục trước nên trong bàng quang nó ở vị trí cao hơn niệu quản cực trên.
Niệu quản đôi không hoàn toàn: một chồi niệu quản tách làm hai.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Gần 60% phát hiện bằng siêu âm tiền sản.
Ở trẻ nhỏ triệu chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng tiểu.
Tiểu són liên tục ngoài những lần tiểu bình thường.
Sa nang niệu quản ở nữ (hiếm gặp): khối phồng vùng âm hộ
Cận lâm sàng
Siêu âm: giúp xác định thận đôi, dãn niệu quản cực trên, dịch nhiễm trùng trong bể thận cực trên, ureterocele.
DMSA: nên làm thường quy để đánh giá sự phân bố chức năng 2 cực.
UIV (IVU): cho biết cực trên còn hoạt động không, ureterocele.
VCUG (MCU: Micturating cystourethrography) (phim bàng quang lúc tiểu): có trào ngược ở cực dưới không, trong trường hợp thận đôi hoàn toàn trào ngược hầu như chỉ xảy ra ở cực dưới, nếu có trào ngược hai cực thường là thận đôi không hoàn toàn.
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
Chỉ giữ lại cực trên khi cực trên còn hoạt động trên UIV, DMSA.
Nang niệu quản: chỉ xẻ nang nội soi khi cần bảo vệ chức năng cực trên.
Trào ngược cực dưới: điều trị bảo tồn ít nhất đến 1 tuổi.
Điều trị phẫu thuật
Cực trên mất chức năng: cắt cực trên và niệu quản cực trên. Một số trường hợp cần cắt nang niệu quản và cắm lại niệu quản cực dưới về sau (10 - 20%).
Cực trên còn chức năng:
Nối niệu quản cực trên vào bể thận cực dưới.
Cắm lại 2 niệu quản vào bàng quang.
THEO DÕI - TÁI KHÁM
Theo dõi và điều trị biến chứng
Biến chứng sớm:
Chảy máu sau cắt cực trên.
Tắc miệng nối niệu quản cực trên - bể thận cực dưới.
Tắc nơi cắm niệu quản vào bàng quang.
Biến chứng muộn:
Tắc miệng nối niệu quản cực trên - bể thận cực dưới.
Tắc nơi cắm niệu quản vào bàng quang.
Tái khám:
1 tháng, 1 năm, 2 năm trường hợp nối niệu quản cực trên - bể thận cực dưới hoặc cắm lại 2 niệu quản vào bàng quang.
HÌNH ẢNH
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023
-
Áp lực xuyên phổi: tầm quan trọng và giới hạn
22:55,07/02/2023
-
Đánh giá cập nhật về chiến lược thông khí hướng dẫn bằng áp lực đẩy và ứng dụng lâm sàng của nó
22:28,07/02/2023