Cơn nhịp nhanh thất
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2019
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Cơn nhịp nhanh thất
Cơn nhịp nhanh thất (CNNT) thường là cơn nhịp tim nhanh kịch phát với tần số thất từ 100-300/phút và rất hay gây ra tình trạng nặng nề về huyết động.
CHẨN ĐOÁN
Dựa vào:
Lâm sàng không đặc hiệu giống như các loạn nhịp tim khác: Đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, nặng hơn nữa là truỵ mạch, ngừng tuần hoàn.
Điện tâm đồ:
QRS giãn rộng, khoảng cách giữa QRS không thực đều, có phân ly nhĩ thất.
Có thể phát hiện sóng P lẫn với QRS.
CNNT đa dạng còn gọi là xoắn đỉnh rất nặng, dễ gây rung thất hoặc xoắn đỉnh (thường do hạ Kali, hạ Mg máu).
XỬ TRÍ
CNNT có biến chứng huyết động nặng:
Thở Oxy
Amiodarone 150 mg tĩnh mạch, trong 10 phút, rồi 1mg/phút hoặc xylocaine 1,5 mg/Kg tĩnh mạch trong 2 phút, tiêm nhắc lại mỗi 5 phút đến 200mg.
Nếu không đỡ: Sốc điện bằng dòng điện một chiều 2 pha 100-150j
Có thể phối hợp:
Magnesie sulfate 1-2g TM trong 100ml glucose 5% trong 2-5 phút rồi 0,5-1g/giờ.
Chuyển khoa hồi sức cấp cứu tim mạch để xem xét loại bỏ ổ tạo nhịp bằng sóng tần số radio...
-
Lâm sàng tim mạch học: Viêm cơ tim
15:20,23/02/2021
-
Lâm sàng bệnh tim mạch học: Bệnh cơ tim Khác
15:19,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh cơ tim do thiếu máu cục bộ
15:17,23/02/2021
-
Lâm Sàng Tim Mạch Học: Bệnh cơ tim thất trái xốp
15:16,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
15:11,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh FABRY
15:06,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh tim thoái hóa bột
14:59,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh cơ tim hạn chế
14:46,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh cơ tim phì đại
14:44,23/02/2021
-
Lâm sàng tim mạch học: Bệnh cơ tim giãn
14:14,23/02/2021