Bài giảng Quy trình đo áp lực bóng chèn ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chống độc
- Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
- Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu
- Nhà xuất bản:Bệnh viện Bạch Mai
- Năm xuất bản:Đang cập nhật
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng
Bài giảng Quy trình đo áp lực bóng chèn ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chống độc
KHÁI NIỆM:
Đo áp lực bóng chèn ống nội khí quản hoặc mở khí quản là đảm bảo bóng chèn có một áp lực hợp lý tác dụng lên khí quản của bệnh nhân để đạt được mục đích của bóng chèn và không gây tai biến cho bệnh nhân.
Mục đích của bóng chèn (cuff) ống nội khí quản hoặc mở khí quản:
Giữ ống nội khí quản hoặc mở khí quản không bị tuột.
Chánh mất áp lực đường thở trong trường hợp thở máy.
Ngăn chặn dịch tiết từ họng miệng vào đường thở.
Chánh nhiễm trùng.
Áp lực của bóng chèn (cuff) ống nội khí quản, mở khí quản:
Áp lực của bóng chèn cần nhỏ hơn áp lực tưới máu mao mạch ở khoảng 18 →22 mmHg. Hoặc 25 →30 cm nước.
Nếu quá cao gây thiếu máu tổ chức tại chỗ bóng chèn dẫn đến loét do tì đè → hoại tử → thủng khí quản.
Nếu để quá thấp thì không đạt được mục đích.
CHỈ ĐỊNH:
Thực hiện đo áp lực bóng chèn cho tất cả các bệnh nhân có đặt ống nội khí quản, mở khí quản.
Thời gian đo: ngày 4 lần trong mỗi ca, đo trước và sau khi thay băng ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
không có chống chỉ định tuyệt đối.
Không nên đo áp lực bóng chèn ống nội khí quản, mở khí quản khi bệnh nhân đang kích thích ho, co giật, co thắt phế quản…
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị nhân viên:
01 điều dưỡng.
Chuẩn bị dụng cụ:
Đồng hồ đo áp lực .
gạc, cồn.
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh Aniosgel, dung dịch rửa tay savon doux.
Chuẩn bị bệnh nhân:
Thông báo giải thích, động viên bệnh nhân.
Hồ sơ bệnh án: bảng theo dõi.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch savondoux dưới vòi nước.
Mang dụng cụ đến giường bệnh nhân, đặt bệnh nhân vị trí thích hợp.
Điều Dưỡng cầm đồng hồ đo nối với đầu ngoài của bóng chèn nhìn áp lực thực tế trên đồng hồ là áp lực hiện tại của bóng chèn. nếu đã đạt áp lực chuẩn thì tháo máy đo ra. Nếu chưa đạt thì bơm lên sao cho đạt rồi mới tháo máy đo ra.
vệ sinh đồng hồ bằng cồn 700 để khô rồi cất máy.
Điều dưỡng rửa tay bằng dung dịch savondoux dưới vòi nước, ghi phiếu theo dõi áp lực hiện tại của bóng chèn.
Chú ý: Đo áp lực bóng chèn lúc BỆNH NHÂN không có kích thích, không ho, co thắt thanh quản.
PHÁT HIỆN DÒ ÁP LỰC BÓNG CHÈN (CUFF).
Cuff xẹp chậm lỗ dò thường nhỏ, vỡ cuff lỗ dò lớn cuff xẹp nhanh xẹp hoàn toàn. Tùy theo lỗ dò to hay nhỏ nên cuff sẽ xẹp nhanh hay chậm
khi cuff bị xẹp BỆNH NHÂN đang thở máy sẽ thấy luồng khí lên họng miệng, sùi bọt ở miệng, máy báo áp lực đường thở thấp. xẹp ít thấy sùi bọt ở miệng BỆNH NHÂN. cần kiểm tra lại áp lực, kiểm tra lại dây và van cuff.
Nếu van bị hỏng, cuff bị vỡ cần báo BS để thay ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
-
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Loét bàn chân do đái tháo đường
23:40,30/03/2023
-
Tính hữu ích của thuốc an thần dạng hít ở bệnh nhân ARDS nặng do COVID-19
20:51,26/03/2023
-
Khuyến cáo về vận chuyển bệnh nhân bệnh nặng trong bệnh viện
22:45,13/03/2023
-
Hồi Sức Sớm Và Tối Ưu Hóa Huyết Động
21:58,13/03/2023
-
Chăm sóc trẻ sau ngừng tim: Tuyên bố khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
21:13,09/03/2023
-
Xử trí sau Hồi sức ngưng tim trẻ em
20:47,09/03/2023
-
Nhiễm trùng phổi biến chứng ARDS
20:51,21/02/2023
-
Sự phân chia cơ học hô hấp ở bệnh nhân mắc HC nguy kịch hô hấp cấp tính và mối liên hệ với kết cục
20:54,17/02/2023
-
THÔNG TƯ : QĐ chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp
21:34,11/02/2023
-
Áp lực thực quản (Esophageal Manometry )
22:24,09/02/2023