Hỗ trợ trực tuyến
Đặt câu hỏiGiải đáp trực tuyến
Đặt lịch xét nghiệmĐặt lịch nhanh chóng
Tra Cứu kết quảTra cứu online
  • Hotline: 0896 108 108
  • Đăng Nhập
  • Đăng Ký
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
  • Giới thiệu
    • Giá trị cốt lõi
    • Giá trị khác biệt
    • Cam kết từ chúng tôi
    • Tổng đài Health Việt Nam
    • Đội ngũ nhân sự
    • Cơ sở vật chất
    • Đối tác
  • Tin tức & Sự kiện
    • Thông tin y tế
    • Hoạt động cộng đồng
    • Hoạt động đối ngoại
    • Tuyển dụng
    • Sự kiện
  • Tuyển dụng
    • Tuyển Bác sỹ, Nhân viên tư vấn
    • Tuyển Điều dưỡng viên
    • Tuyển Dược sỹ
    • Tuyển nhân viên Marketing
    • Tuyển nhân viên CSKH
  • Liên hệ
    • Trụ sở văn phòng
    • Phòng Nghiệp vụ xét nghiệm
    • Phòng Tư vấn sức khỏe
    • Phòng Dược, vật tư y tế
    • Phòng Đào tạo
    • Phòng Hành chính - Nhân sự
    • Phòng Kế toán
    • Phòng Kỹ thuật
    • Phòng Marketing
  • 0
  • Dịch Vụ Y tế
    • Dịch vụ xét nghiệm
      • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc ung thư
      • Xét nghiệm ADN (huyết thống)
      • Xét nghiệm tổng quát kiểm tra sức khỏe định kỳ
      • Xét nghiệm tiền hôn nhân
      • Xét nghiệm viêm gan vi rút B, C
      • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
    • Tư vấn sức khỏe
      • Giới thiệu
      • Hỏi đáp
      • Câu hỏi mới nhất
      • Câu hỏi phổ biến
      • Smart BMI
      • Tư vấn điều trị
    • Chăm sóc sức khỏe tại nhà
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Các gói CSSK nổi bật
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký sử dụng dịch vụ
      • Các gói CSSK tại nhà của HVN
    • Đặt lịch khám chuyên gia
    • Hội chẩn trực tuyến
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Quy trình đăng ký
      • Đăng ký dịch vụ
    • Khám sức khỏe doanh nghiệp
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Lợi ích của dịch vụ
      • Lưu ý khi đi khám sức khỏe
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký dịch vụ
      • Quy trình KSK của HVN
  • Dịch vụ đào tạo
    • Đào tạo sơ cấp cứu
      • Sơ cứu vết thương phần mềm
      • Sơ cứu vết thương mạch máu
      • Sơ cứu, cố định tạm thời gẫy xương
      • Cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản
      • Kỹ thuật chuyển thương cấp cứu
    • Đào tạo kỹ năng làm mẹ
    • Đào tạo y học dự phòng
    • Tổ chức hội thảo, tập huấn
    • Đào tạo và cung ứng nhân lực
    • Giải pháp doanh nghiệp y tế
  • HealthVie
    • Thuốc biệt dược
    • Đông dược & TPCN
    • Mỹ phẩm đặc trị
    • Vắc xin - Huyết thanh
    • Thiết bị y tế
    • Sản phẩm phòng dịch, vệ sinh
    • Healthvie Medical Device
  • Thư viện Y Khoa
    • Tài liệu tiếng Việt
    • Tài liệu tiếng Anh
    • Video
    • Hình ảnh
    • Tài liệu khóa học
    • Reviews
Đăng ký học
  • Trang chủ
  • Bệnh thường gặp
  • Tiểu đường: Nguyên nhân và triệu chứng

Tiểu đường: Nguyên nhân và triệu chứng

16:39 , 06/11/2019, by Health Việt Nam , 1229

Tiểu đường đang ngày càng phổ biến ở người Việt. Bệnh được chia làm 2 nhóm, do có sự khác nhau về cơ chế gây bệnh cũng như các yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc.

Nguyên nhân gây tiểu đường

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường huyết (glucose) của cơ thể.

Tiểu đường thường được chia là 2 loại, tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Bệnh được cho là sự kết hợp của di truyền với yếu tố môi trường gây ra, và đều có 1 điểm chung là làm tăng lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Với người mắc tiểu đường type 1, cân nặng không phải nguyên nhân gây bệnh. Ngược lại, thừa cân được cho là có mối liên hệ chặt chẽ với tiểu đường type 2, song không phải ai mắc tiểu đường type 2 cũng thừa cân.

Về mặt cơ chế gây bệnh, ở người mắc tiểu đường type 1, hệ miễn dịch - với chức năng là tiêu diệt các virus và vi khuẩn gây hại cho cơ thể - đã tìm tới, tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể không có đủ insulin để vận chuyển glucose tới các tế bào, vì thế, glucose tích tụ trong máu.

Ở người mắc tiểu đường type 2, các tế bào hình thành cơ chế kháng insulin và tuyến tụy thì không thể sản sinh đủ insulin để vượt qua "trở ngại" này. Tương tự như tiểu đường type 1, thay vì được insulin vận chuyển vào các tế bào, sản sinh năng lượng cho cơ thể, đường tích tụ trong máu.

Tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, khá thường gặp ở trẻ em và tuổi vị thành niên. Tiểu đường type 2 phổ biến hơn, đặc biệt là ở người trên 40 tuổi.

 

 

Các yếu tố nguy cơ

Dù chưa rõ chính xác nguyên nhân, song các nhà khoa học cũng chỉ ra các yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 1:

- Yếu tố gia đình: Gia đình có bố mẹ hoặc anh/chị/em mắc tiểu đường type 1

- Có tế bào tự kháng thể: Hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào/cơ quan trong cơ thể. Không phải ai có tự kháng thể cũng mắc tiểu đường.

- Yếu tố môi trường: Nhiễm virus có khả năng gây bệnh tiểu đường

- Yếu tố địa lý: Ở một vài quốc gia, như Phần Lan, Thụy Điển, tỉ lệ mắc tiểu đường type 1 cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2:

- Yếu tố gia đình: Bố mẹ hoặc anh/chị/em có người bị tiểu đường

- Cân nặng: Cơ thể càng có nhiều mô mỡ, các tế bào càng dễ kháng insulin

- Ít vận động: Hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng, sử dụng glucose làm năng lượng và khiến các tế bào nhạy cảm hơn với insulin

- Tuổi tác: Nguy cơ tăng lên tỉ lệ thuận với số tuổi. Điều này có thể do khi càng cao tuổi, bạn càng có xu hướng ít vận động, mất đi các khối cơ và tăng cân.

- Phụ nữ khi mang thai mắc tiểu đường thai kỳ

- Có tiền sử bị huyết áp cao: Chỉ số huyết áp trên 140/90 mm/Hg

- Nữ giới mắc hội chứng buồng chứng đa nang

- Nồng độ cholesterol thấp, còn nồng độ triglyceride cao bất thường

- Chủng tộc: Người da đen, người gốc La-tinh, người Mỹ da đỏ, người Mỹ gốc Á có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.

 

Triệu chứng của tiểu đường

Lượng đường trong máu càng tăng, triệu chứng bệnh tiểu đường càng nặng lên. Ở một số người, đặc biệt là người chớm tiểu đường hoặc mắc tiểu đường type 2, thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Trong khi đó, triệu chứng của tiểu đường type 1 lại xuất hiện nhanh và nghiêm trọng hơn.

Một số dấu hiệu nhận biết chung của tiểu đường:

- Khát nước nhiều

- Đi tiểu thường xuyên

- Dễ đói

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Mệt mỏi

- Hay cáu gắt

- Mắt nhìn mờ

- Vết thương lâu lành

- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở nướu, da, âm đạo...

- Qua xét nghiệm phát hiện có ketone trong nước tiểu (ketone là sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa chất béo và cơ, xảy ra khi thiếu hụt insulin)

 

  • Facebook
  • Twitter
  • Thông tin y tế
    • Ung thư
    • Mẹ và Bé
    • Sống Khỏe
    • Bệnh thường gặp
  • Hoạt động cộng đồng
  • Hoạt động đối ngoại
  • Sư kiện

Tin tức nổi bật

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    14:13,16/06/2020

  • Xét Nghiệm Máu Tại Nhà Hải Phòng - Hỗ Trợ Lấy Máu Tại Nhà

    14:18,29/07/2020

  • Xét Nghiệm PCR Trong Chẩn Đoán Bệnh Nhiễm Trùng

    14:19,29/07/2020

  • Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Nhiễm Vi Khuẩn HP

    14:33,16/06/2020

Xem Thêm

Tin tức mới

  • Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách từ Bộ Y tế

    14:51,05/07/2021

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Đào tạo Y học dự phòng

    14:19,29/07/2020

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    17:38,13/03/2020

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

Xem Thêm

Bài viết được quan tâm

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    29/07/2020, 119948

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    16/06/2020, 25141

  • Công thức bạch cầu

    09/01/2020, 24202

  • Đào tạo Y học dự phòng

    29/07/2020, 17740

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    13/03/2020, 16017

  • Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

    17/12/2019, 9969

Xem Thêm

Các tìm kiếm liên quan

  • Nhuộm tế bào máu.

    22:38,22/08/2020

  • Cổ họng bị vướng, nghẹn là bệnh gì.

    22:21,15/08/2020

  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

    21:48,14/08/2020

  • Mua thuốc Feburic ở đâu tốt?

    21:34,14/08/2020

  • Điều trị mất ngủ.

    21:47,14/08/2020

  • Kiên trì điều trị bênh lao theo chỉ định của bác sỹ.

    22:53,11/08/2020

Đặt lịch xét nghiệm

Vui lòng để lại số điện thoại, chuyên gia của Health Việt Nam sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn.

Đăng ký khám miễn phí
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
Công Ty Cổ Phần Health Việt Nam

Tầng 20, toà nhà VIWASEEN, số 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

0896.108.108

contact@healthvietnam.vn

Đã thông báo Bộ Công Thương

Health Việt Nam

  • Trang chủ
  • Tin tức & Sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Chính sách

  • Chính sách bảo mật
  • Trách nhiệm & Cam kết
  • Quy chế hoạt động
DMCA.com Protection Status

Lĩnh vực hoạt động

  • Dịch vụ Y tế
  • Dịch vụ Đào tạo
  • Sản phẩm HealthVie
  • Thư viện Y khoa

Đăng ký nhận tin

Copyright © 2018 Health Vietnam, All rights reserved.

Mã số thuế : 0108200276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/03/2018.

Chát với Bác Sỹ
Bấm để gọi điện
Nhận tư vấn từ bác sĩ

Nhận tư vấn miễn phí từ bác sĩ

Vui lòng để lại Họ tên & Số điện thoại nhận tư vấn
Miễn phí từ Bác sĩ!

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chuyên gia bác sĩ của chúng tôi tư vấn cho bạn.