Hỗ trợ trực tuyến
Đặt câu hỏiGiải đáp trực tuyến
Đặt lịch xét nghiệmĐặt lịch nhanh chóng
Tra Cứu kết quảTra cứu online
  • Hotline: 0896 108 108
  • Đăng Nhập
  • Đăng Ký
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
  • Giới thiệu
    • Giá trị cốt lõi
    • Giá trị khác biệt
    • Cam kết từ chúng tôi
    • Tổng đài Health Việt Nam
    • Đội ngũ nhân sự
    • Cơ sở vật chất
    • Đối tác
  • Tin tức & Sự kiện
    • Thông tin y tế
    • Hoạt động cộng đồng
    • Hoạt động đối ngoại
    • Tuyển dụng
    • Sự kiện
  • Tuyển dụng
    • Tuyển Bác sỹ, Nhân viên tư vấn
    • Tuyển Điều dưỡng viên
    • Tuyển Dược sỹ
    • Tuyển nhân viên Marketing
    • Tuyển nhân viên CSKH
  • Liên hệ
    • Trụ sở văn phòng
    • Phòng Nghiệp vụ xét nghiệm
    • Phòng Tư vấn sức khỏe
    • Phòng Dược, vật tư y tế
    • Phòng Đào tạo
    • Phòng Hành chính - Nhân sự
    • Phòng Kế toán
    • Phòng Kỹ thuật
    • Phòng Marketing
  • 0
  • Dịch Vụ Y tế
    • Dịch vụ xét nghiệm
      • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
      • Xét nghiệm sàng lọc ung thư
      • Xét nghiệm ADN (huyết thống)
      • Xét nghiệm tổng quát kiểm tra sức khỏe định kỳ
      • Xét nghiệm tiền hôn nhân
      • Xét nghiệm viêm gan vi rút B, C
      • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
    • Tư vấn sức khỏe
      • Giới thiệu
      • Hỏi đáp
      • Câu hỏi mới nhất
      • Câu hỏi phổ biến
      • Smart BMI
      • Tư vấn điều trị
    • Chăm sóc sức khỏe tại nhà
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Các gói CSSK nổi bật
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký sử dụng dịch vụ
      • Các gói CSSK tại nhà của HVN
    • Đặt lịch khám chuyên gia
    • Hội chẩn trực tuyến
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Quy trình đăng ký
      • Đăng ký dịch vụ
    • Khám sức khỏe doanh nghiệp
      • Giới thiệu dịch vụ
      • Lợi ích của dịch vụ
      • Lưu ý khi đi khám sức khỏe
      • Quy trình đăng ký dịch vụ
      • Đăng ký dịch vụ
      • Quy trình KSK của HVN
  • Dịch vụ đào tạo
    • Đào tạo sơ cấp cứu
      • Sơ cứu vết thương phần mềm
      • Sơ cứu vết thương mạch máu
      • Sơ cứu, cố định tạm thời gẫy xương
      • Cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản
      • Kỹ thuật chuyển thương cấp cứu
    • Đào tạo kỹ năng làm mẹ
    • Đào tạo y học dự phòng
    • Tổ chức hội thảo, tập huấn
    • Đào tạo và cung ứng nhân lực
    • Giải pháp doanh nghiệp y tế
  • HealthVie
    • Thuốc biệt dược
    • Đông dược & TPCN
    • Mỹ phẩm đặc trị
    • Vắc xin - Huyết thanh
    • Thiết bị y tế
    • Sản phẩm phòng dịch, vệ sinh
    • Healthvie Medical Device
  • Thư viện Y Khoa
    • Tài liệu tiếng Việt
    • Tài liệu tiếng Anh
    • Video
    • Hình ảnh
    • Tài liệu khóa học
    • Reviews
Đăng ký học
  • Trang chủ
  • Bệnh thường gặp
  • Bệnh Sởi: Nguyên nhân, phương thức lây truyền, biểu hiện và cách phòng chống

Bệnh Sởi: Nguyên nhân, phương thức lây truyền, biểu hiện và cách phòng chống

16:18 , 12/12/2019, by Health Việt Nam , 1745

Bệnh sởi là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp, gây ra những vụ dịch bùng nổ, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Vì vậy cần phải hiểu rõ nguyên nhân, phương thức lây truyền và cách phòng chống sởi đặc biệt là trong trường học, công sở.

1. Nguyên nhân, phương thức lây truyền và một số đặc điểm bệnh sởi

Tác nhân gây bệnh là vi rút sởi, có sức đề kháng rất kém, chết sau 30 phút ở ngoại cảnh. Nguồn truyền nhiễm là bệnh nhân sởi, ổ chứa tự nhiên duy nhất là người. Không có người khỏi hoặc người lành mang vi rút.

virut sởi

Phương thức lây truyền: bệnh lây qua đường hô hấp bằng những giọt chất nhầy bắn từ mũi họng của người bệnh vào không khí trong khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị ô nhiễm (sức đề kháng của vi rút sởi yếu).

Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền trong cộng đồng khi đạt được > 95% số người có miễn dịch bảo vệ.

Tính cảm nhiễm: Tất cả những người chưa bị mắc sởi, chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vaccine đều có cảm nhiễm với sởi. Sau khi mắc sởi tự nhiên sẽ có được miễn dịch bền vững.

Miễn dịch sởi thụ động: Trẻ được sinh từ người mẹ đã mắc sởi sẽ được miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho đến khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi hoặc lâu hơn tuỳ lượng kháng thể tồn dư trong máu mẹ. Tuy nhiên kháng thể này sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vaccine ở lứa tuổi này nên việc tiêm vacine sởi thường được khuyến cáo ở khoảng 9 -12 tháng tuổi.

Đối với trẻ sinh ra từ mẹ được gây miễn dịch bằng vaccin thì trẻ đó cũng có kháng thể thụ động của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức thấp và vẫn có khả năng cảm nhiễm với bệnh sởi. Những trẻ này cần gây miễn dịch sớm hơn.

2. Khi bị bệnh sởi sẽ có biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân sởi gồm:

Sốt cao > 38°C.

Viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, tiêu chảy.

Phát ban dạng sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da (vằn da báo).

Bệnh làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ kèm theo những biến chứng nhiễm trùng khác rất nặng nề (viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm loét giác mạc…).

Hình ảnh ban sởi

Hình ảnh ban sởi

3. Cách phòng chống dịch sởi trong trường học, công sở

Phát hiện bệnh nhân sởi và thông báo dịch

Dịch sởi có khả năng lây lan nhanh nên việc phát hiện và điều tra sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch.

Khai báo ngay cho cơ quan y tế (TT YTDP quận/huyện) khi có ca bệnh nghi ngờ để tiến hành điều tra xác minh dịch (điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm) và triển khai các biện pháp chống dịch.

Thực hiện báo cáo dịch hàng ngày theo đúng quy định báo cáo dịch: báo cáo trước 11 giờ của ngày hôm sau bằng điện thoại, fax hoặc email.

Khi không có ca bệnh mới xuất hiện trong thời gian 21 ngày kể từ ngày khởi phát ca bệnh gần nhất thì có thể được xem như là dịch đã kết thúc.

Cách ly bệnh nhân sởi

Cách ly trẻ bệnh từ khi khởi phát và trong suốt thời kỳ phát ban (thông thường khoảng 4 - 5 ngày).

Trẻ được nghỉ học, không tham gia tập trung đông người, hoạt động tập thể. Trẻ chỉ quay lại trường học sau khi đã hết ban.

Tại trường học, bệnh nhân được cách ly tại phòng y tế của nhà trường, được đeo khẩu trang y tế.

Đối với bệnh nhân nhẹ có thể khám, điều trị và cách ly tại nhà. Những trường hợp nặng có biến chứng cần điều trị ở phòng cách ly tại bệnh viện.

Ở nhà, trong vòng 5 ngày sau khi ban mọc, bệnh nhân sởi chỉ được tiếp xúc với người trong gia đình để tránh lây bệnh ra cộng đồng.

Theo dõi sức khoẻ những người đã tiếp xúc (giáo viên, học sinh 5 ngày trước và sau khi ban xuất hiện) với trẻ bệnh trong vòng 21 ngày và hướng dẫn cách phát hiện bệnh, hạn chế tiếp xúc và cách ly khi cần thiết.

Các ca sởi không cần nhập viện trừ những trường hợp thật sự cần thiết vì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền trong bệnh viện.

Điều trị và khử trùng

Không cần khử trùng lớp học hoặc phòng y tế của trường vì vi rút sởi rất yếu ở môi trường ngoại cảnh. Chỉ lau chùi đồ đặc, bề mặt sinh hoạt bằng các chất tẩy rửa thông thường, thông thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Không dùng điều hòa khi trong lớp có học sinh mắc sởi.

Hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng đúng cách và thường xuyên.

Các ca sởi nặng hoặc có biến chứng cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế.

Bổ sung vitamin A, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ em.

Vệ sinh thân thể và răng miệng, không kiêng nước

Truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông về nguy cơ lây nhiễm, cung cấp các thông tin cần thiết cho giáo viên, cán bộ nhà trường về cách phát hiện bệnh sởi và các biện pháp phòng dịch.

Tiêm Vaccine phòng Sởi

Tiêm vaccine sởi là biện pháp hiệu quả nhất, đặc biệt là cho trẻ em. Cần tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ lúc 18 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên theo quy định.

Việc quyết định tiêm vắc xin sởi cho nhóm đối tượng nguy cơ cao trong vùng dịch cần dựa trên cơ sở phân tích dịch tễ của từng vụ dịch và theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Nhà trường cần cộng tác chặt chẽ với Ngành Y tế trong việc tiêm vaccine phòng và chống dịch sởi.

vaccine phòng chống sởi

>> Xem các vaccine phòng sởi Tại đây

 

Để có thêm thông tin về bệnh sởi, cách phòng và điều trị bệnh, lịch tiêm phòng và các loại vaccine phòng sởi, Bạn có thể gọi số 0896 108 108 / 0899 108 108 hoặc tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 633 902 của Health Việt Nam, các chuyên gia, bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn.

HEALTH VIỆT NAM - Lá chắn an toàn cho sức khỏe người Việt!

  • Bệnh sởi
  • Facebook
  • Twitter

Bài viết liên quan

  • Bệnh Sởi: Nguyên nhân, phương thức lây truyền, biểu hiện và cách phòng chống

    16:18,12/12/2019

  • Thông tin y tế
    • Ung thư
    • Mẹ và Bé
    • Sống Khỏe
    • Bệnh thường gặp
  • Hoạt động cộng đồng
  • Hoạt động đối ngoại
  • Sư kiện

Tin tức nổi bật

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    14:13,16/06/2020

  • Xét Nghiệm Máu Tại Nhà Hải Phòng - Hỗ Trợ Lấy Máu Tại Nhà

    14:18,29/07/2020

  • Xét Nghiệm PCR Trong Chẩn Đoán Bệnh Nhiễm Trùng

    14:19,29/07/2020

  • Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Nhiễm Vi Khuẩn HP

    14:33,16/06/2020

Xem Thêm

Tin tức mới

  • Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách từ Bộ Y tế

    14:51,05/07/2021

  • Hướng dẫn lựa chọn khẩu trang đúng để phòng chống dịch covid-19

    10:41,17/06/2021

  • Đào tạo Y học dự phòng

    14:19,29/07/2020

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    17:38,13/03/2020

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    14:17,29/07/2020

Xem Thêm

Bài viết được quan tâm

  • Ý nghĩa 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu bạn cần biết khi nhận và đọc kết quả

    29/07/2020, 119943

  • Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tốt? Chi phí hết bao nhiêu tiền?

    16/06/2020, 25138

  • Công thức bạch cầu

    09/01/2020, 24199

  • Đào tạo Y học dự phòng

    29/07/2020, 17738

  • Xét nghiệm nước tiểu, quy trình và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

    13/03/2020, 16017

  • Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

    17/12/2019, 9968

Xem Thêm

Các tìm kiếm liên quan

  • Nhuộm tế bào máu.

    22:38,22/08/2020

  • Cổ họng bị vướng, nghẹn là bệnh gì.

    22:21,15/08/2020

  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.

    21:48,14/08/2020

  • Mua thuốc Feburic ở đâu tốt?

    21:34,14/08/2020

  • Điều trị mất ngủ.

    21:47,14/08/2020

  • Kiên trì điều trị bênh lao theo chỉ định của bác sỹ.

    22:53,11/08/2020

Đặt lịch xét nghiệm

Vui lòng để lại số điện thoại, chuyên gia của Health Việt Nam sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn.

Đăng ký khám miễn phí
Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức Khỏe Người Việt
Công Ty Cổ Phần Health Việt Nam

Tầng 20, toà nhà VIWASEEN, số 48 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội

0896.108.108

contact@healthvietnam.vn

Đã thông báo Bộ Công Thương

Health Việt Nam

  • Trang chủ
  • Tin tức & Sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Chính sách

  • Chính sách bảo mật
  • Trách nhiệm & Cam kết
  • Quy chế hoạt động
DMCA.com Protection Status

Lĩnh vực hoạt động

  • Dịch vụ Y tế
  • Dịch vụ Đào tạo
  • Sản phẩm HealthVie
  • Thư viện Y khoa

Đăng ký nhận tin

Copyright © 2018 Health Vietnam, All rights reserved.

Mã số thuế : 0108200276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/03/2018.

Chát với Bác Sỹ
Bấm để gọi điện
Nhận tư vấn từ bác sĩ

Nhận tư vấn miễn phí từ bác sĩ

Vui lòng để lại Họ tên & Số điện thoại nhận tư vấn
Miễn phí từ Bác sĩ!

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chuyên gia bác sĩ của chúng tôi tư vấn cho bạn.